‘Sợ tái mặt’ xe tải vượt ẩu hàng 3 trên Quốc lộ 20
Làm khách trên sân Vinh của SLNA, CLB Công an Hà Nội (CAHN) đặt mục tiêu giành trọn 3 điểm để chen chân vào tốp 4. Đội bóng ngành công an cũng được dự đoán sẽ không gặp nhiều khó khăn khi sở hữu dàn cầu thủ chất lượng và phong độ tốt hơn hẳn SLNA.Tuy nhiên, trong hiệp 1, đội bóng của HLV Polking gặp nhiều khó khăn ở mặt trận tấn công. Phải nhờ đến sai lầm của thủ thành Văn Việt phía SLNA ở phút 39, CLB CAHN mới tìm được bàn mở tỷ số. Lợi thế dẫn bàn của đội khách cũng không duy trì được lâu khi đến phút 45, ngoại binh Kuku của SLNA đánh đầu chính xác, đưa trận đấu về vạch xuất phát. Đến hiệp 2, CLB CAHN đẩy cao sức ép nhằm tìm thêm bàn thắng. Dù tạo ra rất nhiều cơ hội nhưng các chân sút của CLB CAHN lại kém duyên, không thể xuyên thủng lưới của SLNA và chấp nhận trận hòa 1-1.Bị cầm chân 1-1 trên sân Vinh, CLB CAHN bỏ lỡ cơ hội chen chân vào tốp 4. Đội bóng của HLV Polking có 21 điểm, tiếp tục đứng vị trí thứ 6. Đồng thời, khoảng cách giữa họ và đội đầu bảng Nam Định giờ đây đã được nới rộng lên thành 9 điểm. Phía đối diện, CLB SLNA có 13 điểm, đứng vị trí thứ 13.Trận thắng quan trọng trên sân Bình Định giúp CLB Bình Dương có 24 điểm sau 15 trận, vươn lên đứng thứ 4 trên bảng xếp hạng. Ở chiều ngược lại, CLB Bình Định có 13 điểm, đứng vị trí thứ 12. CLB Bình Định hiện đã bị đội xếp sau là CLB SLNA cân bằng về điểm số và chỉ có thể xếp trên nhờ có hiệu số tốt hơn. Cuộc chiến nhóm cuối, tránh rớt hạng đang rất căng thẳng.FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Giáo viên, phụ huynh phản ánh 'bệnh thành tích' thi lớp 10, Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì?
Chiều 3.3, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định kết thúc hoạt động Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; đồng thời kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau.Theo quyết định của Tỉnh ủy Cà Mau, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh chính thức kết thúc hoạt động. Cùng ngày, UBND tỉnh ban hành quyết định kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau, trong đó thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc bệnh viện.Cụ thể, Ban giám đốc bệnh viện gồm giám đốc và không quá 3 phó giám đốc. Các phòng chức năng có 9 phòng; các khoa lâm sàng là 24 khoa; các khoa cận lâm sàng là 4 khoa; các khoa không giường bệnh 4 khoa.Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: "Việc kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh và thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc Bệnh viện đa khoa Cà Mau là một bước đi quan trọng trong tiến trình cải cách, tinh gọn bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Đây không chỉ là sự sắp xếp lại tổ chức mà còn hướng tới nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cán bộ trên địa bàn tỉnh".Ông Luân bày tỏ sự tin tưởng, với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng quyết tâm của ngành y tế và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ, Khoa Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ sẽ hoạt động hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng đặt ra. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ tốt hơn không chỉ cho đội ngũ cán bộ mà còn cho nhân dân tỉnh Cà Mau.Việc sắp xếp lại tổ chức y tế đợt này thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống y tế địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Thi tuyển lớp 10 tại TP.HCM: Những thay đổi cần lưu ý
Cùng sở hữu động cơ eSP+, 1 xi-lanh SOHC, 4 van làm mát bằng dung dịch, dung tích 330cc. Tuy nhiên với sự khác biệt về kiểu dáng, kích thước thiết kế và một số trang bị, tính năng… Honda ADV350 phù hợp với những ai thích một mẫu xe tay ga mạnh mẽ trên đường trường nhưng vẫn linh hoạt khi vượt địa hình. Trong khi, Honda Forza350 là mẫu xe mang lại sự tiện nghi, ổn định mạnh mẽ trên những cung đường dài.
Bộ GT-VT vừa ra thông báo kết luận của Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh tại cuộc họp về một số nội dung liên quan đến các dự án trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.Theo đó, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh thống nhất sự cần thiết nghiên cứu phương án đầu tư đường trên cao dọc theo quốc lộ 51 (đoạn từ ngã tư Vũng Tàu đến Cổng 11, thuộc địa bàn TP.Biên Hòa) nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại đoạn đường trên.Đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai căn cứ luật Đường bộ và các văn bản hướng dẫn có liên quan để đầu tư xây dựng theo thẩm quyền ngay sau khi được Bộ GTVT bàn giao.Bộ GTVT cũng đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai nghiên cứu bổ sung quy hoạch đường trên cao vào quy hoạch chung xây dựng TP.Biên Hòa theo hướng đường cao tốc đô thị để làm cơ sở triển khai thực hiện. Nghiên cứu phạm vi, đánh giá tác động về phương án đầu tư để bảo đảm hiệu quả.Ngoài ra, do trên quốc lộ 51 đang còn tồn tại dự án BOT quốc lộ 51, nên Bộ trưởng Bộ GTVT giao Cục Đường bộ Việt Nam xử lý dứt điểm các vướng mắc liên quan đến hợp đồng dự án BOT quốc lộ 51; đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan xác lập sở hữu toàn dân, bàn giao quốc lộ 51 để tỉnh Đồng Nai quản lý, hoàn thành trước ngày 30.4.2025.Trước đó, vào đầu tháng 1.2025, Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM đề xuất với Đồng Nai về dự án làm đường trên cao dọc quốc lộ 51 (đoạn từ ngã ba Vũng Tàu đến Cổng 11, dài khoảng 5,5 km). Dự án được đầu tư theo hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) với tổng mức đầu tư hơn 12.800 tỉ đồng.Tuyến đường trên cao được xây dựng theo tiêu chuẩn đường trục chính đô thị, vận tốc thiết kế 80 km/h và có quy mô 6 làn xe.
Hơn 150 nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư
Ngày 14.2, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, đã tiếp và làm việc với đoàn công tác Ban tổ chức giải đua thuyền máy Nhà nghề quốc tế UIM F1H2O World Championship.Tại buổi làm việc, hai bên đã đạt thỏa thuận tỉnh Bình Định tiếp tục là một trong những địa điểm tham gia tổ chức giải đua vô địch thế giới thuyền máy Nhà nghề quốc tế UIM F1H2O World Championship trong năm 2025, diễn ra từ ngày 1 - 3.5.Giải đua năm nay có sự góp mặt của 10 đội đến từ 13 quốc gia trên thế giới (21 thuyền đấu) và sẽ được tổ chức luân phiên tại 6 - 7 quốc gia trên toàn thế giới.Tại buổi làm việc, ông Phạm Anh Tuấn cho biết, Bình Định đã sẵn sàng công tác chuẩn bị, hạ tầng cơ sở đáp ứng cho các giải đua, đồng thời cũng bày tỏ mong muốn Ban tổ chức giải tiếp tục quảng bá mạnh mẽ hơn nữa giải đua F1H2O để du khách, người dân các nước biết và dự khán ở tất cả các điểm tổ chức giải đấu, cũng như tạo sự kết nối, hợp tác, chia sẻ giữa các điểm tổ chức giải.Chia sẻ tại buổi làm việc, ông Raimondo di San Germano, Giám đốc điều hành H2O Racing, chúc mừng nhà vô địch giải đua năm 2024 của đội đua F1H2O Bình Định - Việt Nam. Theo ông Raimondo di San Germano, việc tỉnh Bình Định tổ chức thành công giải F1H2O tại đầm Thị Nại (TP.Quy Nhơn) được xem là một điểm mới trong lịch sử của UIM F1H2O World Championship. Đây là một bước đi quan trọng, chứng tỏ sự cam kết của H2O Racing trong việc mở rộng phạm vi của thể thao nước và mang lại những trải nghiệm mới cho cả tay đua lẫn khán giả trong và ngoài nước.Ban tổ chức F1H2O tiếp tục ủng hộ Bình Định - Việt Nam dài hơi hơn trong tham gia tổ chức giải đua này. Bên cạnh đó, cam kết tiếp tục truyền thông hình ảnh Bình Định vươn ra thế giới thông qua mạng lưới truyền thông mang tầm quốc tế và các buổi tường thuật trực tiếp giải đấu tại Quy Nhơn - Bình Định.Giải đua vô địch thế giới thuyền máy Nhà nghề UIM F1H2O World Championship là sự kiện thể thao quy mô lớn và được coi là một trong những giải đua vô địch thuyền máy nghề uy tín nhất trên thế giới, được tổ chức bởi Liên đoàn Đua thuyền máy quốc tế (UIM). Với gần 40 năm hoạt động, 300 lần tổ chức giải đấu, đi qua hơn 30 quốc gia, UIM F1H2O World Championship có lịch sử lâu dài và uy tín trong giới thể thao nước, thu hút sự quan tâm và tham gia của các đội đua hàng đầu từ nhiều nơi trên thế giới.

Những tấm lòng vàng 28.7.2022
'Mối tình' 17 năm ở ngôi trường xinh đẹp nơi phố núi
Mở màn chương trình là phần hiện sân khấu hóa lễ thiết đại triều Nguyên đán dưới triều Nguyễn. Lễ thiết triều là một nghi lễ triều hội của triều Nguyễn, tổ chức vào ngày mùng một tết với nghi thức thiết đại triều ở điện Thái Hòa và thiết thường triều ở điện Cần Chánh (bên trong Đại nội Huế).Đầu tiên là những nghi thức đại triều ở sân và bên trong điện Thái Hòa. Nhà vua từ điện Cần Chánh ra Đại Cung Môn và lên điện Thái Hòa để thân hành chứng lễ...Trong buổi lễ, các quan sẽ dâng biểu chúc mừng nhà vua một năm mới an khang. Nhà vua sẽ ban ân thánh chỉ thưởng tiền và yến tiệc cho các quan vào đầu năm mới. Hai ống súng lệnh đặt ngoài sân điện Thái Hòa sẽ được bắn lên chào mừng năm mới.Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, sau khi điện Thái Hòa hoàn thành trùng tu lớn vào năm 2024, dự kiến buổi lễ này sẽ được trung tâm thường xuyên tái hiện vào các dịp đặc biệt trong năm nhằm phục vụ du khách tham quan.Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2025 sẽ được tổ chức với các hoạt động liên tục kéo dài trong suốt năm, theo định hướng 4 mùa, tập trung vào 4 nhóm chương trình với trên 150 sự kiện cấp quốc gia và cấp tỉnh, trong đó, có trên 70 sự kiện chính.Bộ VH-TT-DL và các cơ quan T.Ư tổ chức 8 chương trình, sự kiện; TP.Huế chủ trì tổ chức 63 chương trình, sự kiện.Mỗi mùa lễ hội gắn với Năm du lịch quốc gia mang một chủ đề riêng, thể hiện sự đa dạng và phong phú của sắc màu văn hóa, thể hiện sự vươn mình của một cố đô xưa - thành phố trực thuộc trung ương ngày nay hòa quyện trong vận hội mới.Theo đó, lễ hội mùa xuân - "Xuân cố đô": với chuỗi lễ hội cung đình, lễ hội truyền thống, không gian văn hóa tết đặc sắc cùng các hoạt động vui chơi ngày xuân mang đậm dấu ấn kinh đô Huế xưa. Điểm nhấn là Festival võ thuật cố đô lần thứ I, chương trình nghệ thuật khai mạc năm du lịch quốc gia và sự kiện kỷ niệm 50 năm giải phóng Huế…Lễ hội mùa hạ - "Kinh thành tỏa sáng": tổ chức từ tháng 4 đến tháng 6 với điểm nhấn là chương trình nghệ thuật áo dài và Tuần lễ áo dài cộng đồng.Lễ hội mùa thu - "Huế vào Thu": tổ chức từ tháng 7 đến tháng 9, với điểm nhấn là chương trình Tết Trung thu, bao gồm các hoạt động: Hội đèn lồng quốc tế Huế 2025; Ngày hội quảng diễn lân - sư - rồng, trình diễn lân Huế và Hội rước đèn Trung thu đường phố.Lễ hội mùa đông - "Mùa đông xứ Huế": tổ chức từ tháng 10 đến tháng 12 gồm các chương trình mới tạo cho không khí mùa đông xứ Huế sôi động, ấm áp hơn, đồng thời tạo ra các loại hình vui chơi, giải trí cho du khách thưởng ngoạn trong thời gian lưu lại cố đô Huế. Điểm nhấn là lễ bế mạc năm du lịch quốc gia và Festival âm nhạc quốc tế; chương trình nghệ thuật Countdown - Chào đón năm mới 2026.Năm du lịch quốc gia ngoài là một sự kiện kinh tế - xã hội; văn hóa - du lịch tiêu biểu, còn gắn với kỷ niệm 50 năm giải phóng Huế đồng thời khẳng định vai trò và vị thế của một thành phố trực thuộc T.Ư. Đây cũng là cơ hội để các di sản văn hóa của Huế được tập trung quảng bá, lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng, với hạt nhân là các di sản thế giới tại cố đô.Dịp này, lãnh đạo TP.Huế cũng đã tổ chức tặng hoa cho những du khách đầu tiên "xông đất" Đại nội Huế trong ngày đầu năm mới.
Khi Ý chọn lối đi riêng
Sau thời gian Nghị định 168/2024 có hiệu lực thi hành, Sở GTVT TP.HCM đã gắn thêm nhiều hộp đèn phụ cho phép xe máy rẽ phải khi đèn đỏ tại các giao lộ. Nhiều tình huống giao thông cũng phát sinh từ đây.Nhiều người cho rằng, tới những giao lộ này nên chủ động lách qua một bên để nhường đường cho xe máy rẽ phải. Tuy nhiên, số khác nêu quan điểm, quy định không cấm, không bắt buộc phải nhường đường. Những tranh cãi về ý thức giao thông, về trường hợp CSGT phạt chắn lối xe rẽ phải nổ ra trên mạng xã hội. Lãnh đạo một đội CSGT cho biết, hiện nay, phương tiện tham gia giao thông được rẽ phải khi đèn đỏ trong các trường hợp sau:Do đó, khi tham gia giao thông, người dân cần quan sát các biển báo hiệu, vạch kẻ đường để biết cần di chuyển ở làn đường nào. Nếu làn trong cùng dành cho xe rẽ phải thì người lái xe dừng đèn đỏ ở làn này bắt buộc phải rẽ phải sau đó. Những người đi thẳng hoặc rẽ trái không dừng xe ở đây.Trường hợp này, nếu vi phạm, người tham gia giao thông có thể bị CSGT phạt lỗi đi không đúng làn đường. Trường hợp đèn đỏ có báo hiệu mũi tên màu xanh cho phép xe rẽ phải: Nếu là làn đường hỗn hợp - tức là làn đường dành cho cả xe rẽ phải và xe đi thẳng hoặc không có phân chia làn đường thì được dừng ở làn này, không bắt buộc phải nhường đường.Sau cùng, một số giao lộ có vạch mắt võng ở mặt đường kèm mũi tên rẽ phải: người tham gia giao thông bắt buộc rẽ phải, không được dừng chờ đèn đỏ ở làn đường có vạch mắt võng. Như vậy, 2 trường hợp dừng đèn đỏ chắn lối xe rẽ phải có thể bị CSGT phạt gồm: Dừng đèn đỏ ở làn đường có vạch mắt võng kèm mũi tên rẽ phải.Dừng chờ đèn đỏ ở làn đường dành cho xe rẽ phải, nhưng sau đó lại đi thẳng hoặc rẽ trái.Bạn đọc Báo Thanh Niên cũng bày tỏ nhiều quan điểm quanh vấn đề "giao lộ có đèn cho xe máy rẽ phải khi đèn đỏ, nhưng người phía trước không nhường". Nhiều người nêu quan điểm rằng, ở những giao lộ chỉ có đèn cho xe máy rẽ phải khi đèn đỏ mà không có làn đường riêng để rẽ thì không bắt buộc người phía trước phải nhường, ai tới trước dừng trước, ai tới sau dừng sau. CSGT khẳng định, không có quy định bắt buộc nhường đường cho xe rẽ phải, nhưng nếu được, ở giao lộ cho xe máy rẽ phải khi đèn đỏ, người dừng trước có thể lách qua đủ khoảng trống cho xe phía sau đi lên rẽ phải.Theo CSGT, người tham gia giao thông dừng đèn đỏ chắn lối xe rẽ phải nếu vi phạm có thể bị phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Cụ thể, mức phạt với người chạy ô tô là từ 400.000 - 600.000 đồng. Ngoài ra, mức phạt có thể tăng nặng lên từ 20 - 22 triệu đồng và trừ 10 điểm GPLX nếu vi phạm lỗi này và gây tai nạn giao thông.Người đi xe máy, bao gồm cả xe máy điện dừng không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường có thể bị phạt từ 200.000 - 400.000 đồng. Mức phạt tăng nặng từ 14 - 16 triệu đồng, trừ 10 điểm GPLX nếu vi phạm lỗi này và gây tai nạn giao thông.
nằm mơ thấy có bầu đi đẻ
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư